ĐẠI HỌC VÙNG – THIẾT KẾ, THỰC THI, VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP


ĐẠI HỌC VÙNG –
THIẾT KẾ, THỰC THI, VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP


o cáo tại Hội thảo quốc tế 
“Tự chủ đại học với đại học vùng và các đơn vị thành viên”,
Đại học Thái Nguyên 17/12/2019

LÂM QUANG THIỆP

Xây dựng các Đại học quốc gia và Đại học vùng là chủ trương quan trọng về đổi mới giáo dục đại học (GDĐH) trong thời gian đầu thời kỳ đổi mới ở nước ta. Bài viết này dành để phân tích về việc thực thi chủ trương đó, nhất là đối với đại học vùng, những vấn đề nảy sinh và các giải pháp khắc phục. 
1.    Giáo dục đại học nước ta trước thời kỳ đổi mới
Đại hội Đảng CSVN lần thứ 6 đã quyết định chuyển đổi kinh tế xã hội nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đánh dấu bước đầu thời kỳ “đổi mới”.
Vậy trước thời kỳ đổi mới cấu trúc và hoạt động của GDĐH nước ta như thế nào?
Trước khi thống nhất đất nước GDĐH ở miền Bắc nước ta được xây dựng theo mô hình GDĐH Liên Xô, còn GDĐH ở miền Nam chịu ảnh hưởng của mô hình Pháp và Mỹ.  Sau khi thống nhất, GDĐH cả nước được xây dựng theo mô hình GDĐH miền Bắc, tức là mô hình GDĐH của Liên Xô.
Hệ thống GDĐH Liên Xô chịu ảnh hưởng của GDĐH Pháp và Đức, đồng thời được định hình theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Có thể nói hệ thống GDĐH Liên Xô có các đặc điểm chính như sau [Lâm Quang Thiệp, 2018].
1)             Hệ thống trường đại học tách biệt với hệ thống các viện nghiên cứu khoa học mạnh, mà trên cùng của hệ thống nghiên cứu là Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô
3)             Quy trình đào tạo đại học thường liền một mạch, 4 đến 6 năm, theo hướng chuyên ngành rất hẹp. Sau đại học là hai bậc tiến sĩ: canđiđat naukdoctor nauk.
4)             Điều hành hệ thống theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung: chỉ tiêu tuyển sinh, kinh phí đào rạo, chương trình học đều được quyết định từ Nhà nước, sinh viên tốt nghiệp cũng được Nhà nước phân công vào các cơ sở kinh tế quốc doanh, tập thể hoặc biên chế nhà nước. 
Hệ thống GDĐH nói trên của Liên Xô có lúc đã phát triển tốt, hệ thống viện nghiên cứu mạnh cũng đã có đóng góp quan trọng để phát triển kỹ thuật quân sự phục vụ cuộc kháng chiến chống phát xít, đặc biệt trong việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới năm 1957 và công cuộc nghiên cứu vũ trụ. Tuy nhiên, vào cuối thời kỳ tồn tại của Liên Xô, hệ thống GDĐH đã bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là nạn thất nghiệp của sinh viên được đào tạo theo diện hẹp khi các lĩnh vực kinh tế quốc doanh và biên nhà nước không còn nhu cầu nhân lực. Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga đã cải cách hệ thống GDĐH của mình, chuyển đổi phần lớn các trường đại học sang mô hình đa lĩnh vực, thay đổi quy trình đào tạo liền một mạch và chuyên môn hẹp thành quy trình đa giai đoạn, theo diện rộng ở giai đoạn đại học, mọi đổi mới đều nhằm làm cho hệ thống GDĐH đáp ứng tốt kinh thế thị trường. Chính đi theo các hướng như vậy nên Liên bang Nga đã gia nhập quy trình Bologna đổi mới GDĐH của EU, nhằm xây dựng một hệ thống GDĐH tương đồng với Hoa Kỳ.
Hệ thống GDĐH Việt Nam trước thời đổi mới hoàn toàn giống như mô hình Liên Xô đã mô tả trên đây.

2.    Chủ trương xây dựng các đại học quốc gia và đại học vùng vào thập niên 1990
Vào đầu thập niên 1990, khi Chính phủ chủ trương xây dựng một số trường đại học mạnh cho nước ta phục vụ quá trình đổi mới, Thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu cầu Bộ GD&ĐT thiết kế các đại học này. Theo yêu cầu đó Bộ đã đề nghị xây dựng hai đại học quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ba đại học vùng Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng theo mô hình đại học đa lĩnh vực [Hiệp hội.., 2017].  Cong ở Đồng bằng sông Cửu Long Trường Đại học Cần Thơ đã duy trì mô hình đại học đa lĩnh vực vốn có từ  trước năm 1975. 
Tại sao đề xuất thiết kế theo mô hình đại học đa lĩnh vực? 
Phần lớn đại học 4 năm ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây được tổ chức theo mô hình đại học đa lĩnh vực, mô hình trường đại học có hiệu quả cao nhất, vì các lý do sau đây. Một là, các đại học đa lĩnh vực sẽ đảm bảo đào tạo tốt các chương trình “giáo dục khai phóng” (hoặc “giáo dục đại cương”) [Lâm Quang Thiệp, 2018], xu hướng GDĐH chủ đạo ở Hoa Kỳ, vì chỉ trong các university mới có đủ đội ngũ giáo sư, giảng viên có trình độ cao để giảng dạy tốt các chương trình giáo dục này. Hai là, các đại học đa lĩnh vực có ưu thế về nghiên cứu và phục vụ xã hội, vì ngày nay các đề tài nghiên cứu lớn đều là các đề tài có tính liên ngành, các hoạt động phục vụ xã hội cũng vậy. Ba là, đại học đa lĩnh vực bao gồm nhiều ngành đào tạo khác nhau dễ đối phó với sự biến động về nhu cầu nhân lực của từng nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 
Chính vì ưu thế của mô hình đại học đa lĩnh vực nên khi chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, nhiều nước đã chuyển từ trường đại học đơn ngành hoặc đơn lĩnh vực sang đại học đa lĩnh vực. Ở Liên bang Nga, phần lớn các đại học đơn ngành đơn lĩnh vực thời Liên Xô cũ với tên gọi “inxtitut” chuyển sang mô hình đa lĩnh vực và đặt lại tên là “universitet” hoặc “academia”. Ở Trung Quốc Đại học Bắc Kinh vốn bao gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội kiểu “universitet” của Liên Xô cũ, cũng như Đại học Thanh Hoa vốn là một đại học bách khoa với lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp, đều đã mở bổ sung thêm nhiều lĩnh vực khác để trở thành các “university” đa lĩnh vực theo kiểu phương Tây [Lâm Quang Thiệp, 2018].

3.    Từ thiết kế đến thực thi

Thiết kế được đề xuất cho các đại học quốc gia và đại học vùng theo mô hình đại học đa lĩnh vực nói trên, nhưng quá trình thực thi đã diễn ra không suôn sẻ. Thực tế là, vào đầu thập niên 1990 phần lớn các trường đại học nước ta có quy mô rất nhỏ, cỡ trên dưới 1000 sinh viên, nên việc xây dựng các đại học đa lĩnh vực phần lớn được triển khai theo hướng sáp nhập một số trường đại học đơn lĩnh vực.  Khó khăn nảy sinh chủ yếu do việc phản đối chủ trương sáp nhập của các trường thành viên, mà thực chất là vì mất nhiều “ghế” quản lý. Khó khăn này chẳng những nảy sinh đối với các trường đại học được sáp nhập mới từ các trường đơn ngành, đơn lĩnh vực, mà còn cả đối với các trường đại học thuộc đại học đa lĩnh vực trước đây, chẳng hạn các trường thuộc  “Viện đại học Huế” khá mạnh và ổn định trước đây, đã bị chia tách thành các trường đơn ngành đơn lĩnh vực sau năm 1975 theo mô hình GDĐH miền Bắc. Để thỏa hiệp với khó khăn đó, các nhà tổ chức phải hứa hẹn giữ nguyên vị trí các trường thành viên, không thay đổi các chức vụ quản lý trước đây, do đó các quy chế tổ chức đại học quốc gia và đại học vùng được xây dựng theo mô hình đại học hai cấp. Theo mô hình này, hoạt động trong các trường thành viên hầu như vẫn giữ như cũ, sự kết nối giữa các trường thành viên với nhau rất lỏng lẻo, hình thức, và cấp quản lý trên cùng của “đại học” thực hiện một cơ chế quản lý trung gian gián tiếp, giống như các “bộ Đại học” nhỏ. Mô hình thực tế của các đại học quốc gia và đại học vùng đã vô hiệu hóa hoàn toàn các ưu thế của mô hình đại học đa lĩnh vực như đã nói ở mục 1 trên đây. Thế nhưng cơ chế “hai cấp” của các đại học đa lĩnh vực thậm chí đã được khẳng định và gắn với khái niệm “đại học” ở Luật GDĐH năm 2012, chỉ được xóa bỏ trong Luật GDĐH năm 2018.
Thật vậy, đại học”,
theo Luật GDĐH 2012:
là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.,
còn theo Luật GDĐH 2018:
là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
(các chữ nghiêng do tác giả bài viết nhấn mạnh).

4.    Hiện trạng và vấn đề

Mô hình “hai cấp” của các đại học quốc gia và đại học vùng, như nói trên, đã vô hiệu hóa các ưu thế của mô hình đại học đa lĩnh vực, và làm nảy sinh nhiều vấn đề về quản trị và quản lý các đại học.

Trước hết, các trường thành viên đều là các trường đơn ngành, đơn lĩnh vực, lại liên kết với nhau rất lỏng lẻo, hầu như hoàn toàn độc lập về đào tạo, nên ưu thế về việc nâng cao chất lượng đào tạo theo chương trình giáo dục khai phóng không thể hiện được. Cũng vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu, phục vụ xã hội và đáp ứng thị trường lao động, quan hệ lỏng lẻo giữa các trường thành viên rất khó tạo nên sự phối hợp để tăng hiệu quả.
Khi nhận xét về dự thảo Luật GDĐH nước ta, văn bản của các chuyên gia WB đặc biệt phê phán mô hình các đại học quốc gia (cũng là mô hình các đại học vùng) [The World Bank team…, 2018]. Trước hết họ nói đó là mô hình duy nhất độc đáo tại Việt Nam (“is unique to Vietnam”) và không thấy ở bất kỳ nước nào trên thế giới (“We have not come across this set up in any country in the world”). Nói theo ngôn ngữ thông thường, đó là một mô hình “không giống ai” trên thế giới. Họ có nêu 3 mô hình gần tương tự tại Cộng hòa Nam Tư cũ, tại Côte d'Ivoire và tại Pháp, nhưng đều nhận xét là tất cả 3  trường hợp ấy đều thua kém các cơ sở khác trong hoạt động lâu dài.  Theo họ, các nhược điểm đó là: “không tận dụng được hết ưu thế về tài năng, kiến thức, và tiềm lực hiện có bị phân tán trong một số lớn các cơ sở tách biệt. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng các cơ sở đại học phi tập trung hoạt động kiểu như các trường thành viên độc lập gắn kết yếu gặp thách thức lớn nhằm chuyển đổi và tăng cường hoạt động bởi vì mỗi trường thành viên đều có kế hoạch và ưu tiên của riêng mình, không nhất thiết gắn chặt với mục tiêu chung của đại học lớn. Sự thiếu tích hợp làm cho chúng không thể tạo nên một sự đồng nhất cốt lõi và một tình cảm chung về mục đích.  Khi không có một tầm nhìn chung, nhiệm vụ thiết kế và thực hiện một dự án phát triển đổi mới cho toàn bộ trường đại học trở thành bất lực. Các cơ sở đại học phi tập trung có xu hướng trở thành không hiệu quả vì sự trùng lặp của việc cung cấp các khóa học và các cấu trúc hành chính. Các hoạt động trong giảng dạy và nghiên cứu vẫn được giữ trong nội bộ các trường và khoa riêng biệt. Những nỗ lực đa ngành bị cản trở.  Các nguồn lực tài chính và khoa học không được chia sẻ rộng rải.”  Chính các nhận xét đó thể hiện khá đầy đủ nhược điểm của mô hình đại học hai cấp mà chúng tôi đã nhiều lần phát biểu [Lâm Quang Thiệp, 2017, 2018].
Đối với hai đại học quốc gia cũng như vậy, nhưng hai đại học quốc gia được “nâng cấp“ về quyền tự chủ, không còn “trực thuộc” Bộ GD&ĐT mà trực thuộc Chính phủ, nên vấn đề không quá nặng nề. Ở các đại học vùng tình trạng trầm trọng hơn vì chúng vẫn trực thuộc Bộ GD&ĐT, mức độ tự chủ của chúng thấp hơn, cho nên cho đến tận bây giờ nhiều trường thành viên vẫn bày tỏ mong muốn thoát khỏi mô hình này.  

5.    Một số gợi ý về giải pháp khắc phục

Việc thay đổi định nghĩa “đại học” ở Luật GDĐH năm 2018 so với Luật GDĐH 2012 đã nêu ở mục 3 có thể xem như một gợi ý về giải pháp khắc phục các vấn đề về mô hình đại học quốc gia và đại học vùng. Định nghĩa ở Luật GDĐH 2018 đã bỏ khái niệm “hai cấp”, tức là  không khuyến khích sự tồn tại cấp quản lý trung gian của “đại học”, một cơ chế gây nhiều vấn đề và mâu thuẫn. Định nghĩa mới cũng nhấn mạnh tính “nhiều lĩnh vực” và “cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chungcủa đại học, tức là quy định đại học phải tạo nên một sự gắn kết chặt chẽ chứ không thể thả nổi cho một sự liên kết lỏng lẻo và hình thức như hiện nay. 
Nhược điểm của mô hình đại học hai cấp chẳng những được cảm nhận bởi các chuyên gia và các nhà quản lý GDĐH trong nước, mà còn được vạch rõ bởi các chuyên gia GDĐH quốc tế, như đã nói trên. Do đó rất cần có kế hoạch điều chỉnh mô hình này. Dưới đây là một số đề xuất của chúng tôi, những người trong cuộc có theo dõi diễn biến của việc xây dựng các đại học quốc gia và đại học vùng trong quá trình đổi mới GDĐH, và của các chuyên gia GDĐH thuộc WB, để mong những người có trách nhiệm của Nhà nước lựa chọn
Theo chúng tôi, tốt hơn hết các đại học quốc gia và đại học vùng nước ta nên xây dựng theo mô hình university thực sự, chứ không nên sử dụng mô hình đại học hai cấp. Muốn vậy, tùy theo điều kiện cụ thể nên xử lý một đại học hai cấp nào đó theo một trong hai giải pháp: 1) Cho phép các trường thành viên đơn ngành đơn lĩnh vực phát triển thành các “university”, và đại học hai cấp biến thành một tập đoàn các “university” với sự  liên kết không quá chặt chẽ theo kiểu “University of California” hoặc “California State University” của bang California, Hoa Kỳ [Lâm Quang Thiệp, 2017];  2) Đại học hai cấp chuyển thành một “university” đơn nhất thực sự, thay đổi bộ phận điều phối trung gian thành cấp điều hành trực tiếp, toàn bộ “university” có một chương trình đào tạo chung, cũng như các chương trình nghiên cứu và phục vụ xã hội phối hợp chặt chẽ với nhau, như kiểu Trường Đại học Cần Thơ và một số đại học đa lĩnh vực khác ở nước ta.
Trong văn bản góp ý của WB đã nêu trên đây, các chuyên gia GDĐH của WB cũng đề xuất các giải pháp thay đổi mô hình các đại học quốc gia và đại học vùng như sau. Như một giải pháp ưu tiên, họ cho rằng: “trong “university” nên có các trường (schools, institutes, faculties) chứ không phải các “university”. Luật GDĐH sửa đổi nên tạo một điểm gặp để tích hợp các đại học thành viên vào một “university” mạnh mẽ và thống nhất nhằm dẫn đến sự xuất sắc về học thuật và công nhận quốc tế.  Việc tái cấu trúc dần dần sẽ làm hài hòa các thiết chế quản trị, và nếu quản lý tốt, nó có thể mang lại các lợi ích quan trọng, như các phương tiện và nguồn lực được chia sẻ chung, và các nỗ lực được hợp tác cho phép university thống nhất phát huy ưu thế so sánh của nó và tạo nên nền học vấn theo các cách chưa từng có”.  Họ còn nêu một cách tiếp cận khác, ưu tiên thấp hơn, nhưng vẫn tốt hơn hiện trạng, là: “ cho phép giám đốc đại học lớn được lựa chọn và bổ nhiệm hiệu trưởng các trường thành viên và có toàn quyền phân phối ngân sách cho các trường thành viên, cũng như có quyền lực trong việc bổ nhiệm các chức vụ học thuật và quản lý cao cấp trong các trường thành viên”.  Mặc dù diễn đạt theo cách khác so với ý kiến của chúng tôi trên đây, nhưng đề xuất của các chuyên gia GDĐH thuộc WB vẫn thể hiện mong muốn các đại học quốc gia của chúng ta được thay đổi theo  mô hình các “university” thống nhất, gắn kết chặt chẽ để có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Giải pháp đề xuất của chúng tôi trên đây sẽ có hiệu quả càng cao nếu tinh thần tự chủ đại học theo tinh thần của Luật GDĐH năm 2018 càng được quán triệt.  Ở nước ta, khái niệm “tự chủ” của các cơ sở GDĐH lần đầu tiên đã được đưa vào Luật Giáo dục năm 1998. Sau đó, công cụ quan trọng để thực hiện tự chủ đại học là “hội đồng trường” đã lần đầu tiên được đưa vào ở Điều lệ Trường Đại học năm 2003 và liên tiếp khẳng định trong các luật Giáo dục và luật GDĐH sau đó. Cơ chế “bộ chủ quản”, một cản trở trở đối với quá trình tự chủ đại học, đã được qui định xóa bỏ tại Điều 3e trong Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới GDĐH. Và gần đây nhất, Luật GDĐH năm 2018 cũng dành trọn Điều 32 để quy định về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH”, tức là của các đại học cũng như các trường thành viên, tuy nhiên các quyền tự chủ đó đều được ràng buộc bởi một cái đuôi là “phù hợp với quy định của pháp luật”.
Trong lịch sử, “tự chủ đại học” chỉ đạt được qua một quá trình đấu tranh lâu dài. Ngày nay khái niệm “tự chủ đại học” cũng phản ánh một quá trình dịch chuyển quyền lực, nên cũng sẽ là một quá trình đấu tranh tiếp tục. Hy vọng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật GDĐH đang được soạn thảo và các điều “quy định của pháp luật khác sẽ không vô hiệu hóa hoặc làm giảm sút quyền tự chủ đó, để đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của GDĐH nước ta.

Hà Nội, tháng 11 năm 2019

TÀI LIỆU DẪN

1.     Lâm Quang Thiệp, 2018. Mô hình đại học đa lĩnh vực và việc triển khai xây dựng ở nước ta. Tap chí Khoa học và Công nghệ - Tháng 2 năm 2018.
http://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/epaper/view-pdf.php?year=2018&no=3
2.     Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, 2017. Một số tư liệu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 1987-1997. NXB Giáo dục, 2017.
3.   Lâm Quang Thiệp, 2018. “Sự trở lại của giáo dục khai phóng”, Hội thảo “Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng", Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh 2/11/2018.
4.   Lâm Quang Thiệp, 2018. “Vấn đề mô hình của các đại học quốc gia và đại học vùng ở nước ta”, Hội thảo Giáo dục 2018 (VEC 2018), Hà Nội 17/8/2018.
5.     The World Bank team comments on Vietnam HE Law amendment draft, 29/4/2018.
6.     Lâm Quang Thiệp, 2017. Đại học đa lĩnh vực thành công trên thế giới, nhưng sao gặp "sự cố" ở ta? Giaoduc.net, 15/09/17.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Dai-hoc-da-linh-vuc-thanh-cong-tren-the-gioi-nhung-sao-gap-su-co-o-ta-post179666.gd
7.     Lâm Quang Thiệp, 2017.Đổi mới Giáo dục đại học – Thập niên đầu tiên”, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam – 27/9/2017. http://giaoduc.net.vn

_________________________________________


REGIONAL UNIVERSITY -
DESIGN, IMPLEMENTATION, CHALLENGES AND SOLUTIONS

(English version)

Building national universities and regional universities is an important policy for higher education (HE) reforms in the early period of our country's “doi moi” period. This article is devoted to the analysis of the implementation of that policy, especially for regional universities, arising challenges and solutions. 
1.    Vietnam's higher education before the “doi moi” period
The 6th Congress of the Communist Party of Vietnam decided to transform our country's socio-economic economy from a centrally planned economy to a socialist-oriented market economy, marking the beginning of the "doi moi" period.
So before the “doi moi” period, what was the structure and operation of higher education in our country look like?
Before the unification of the country, the higher education system in the North was built according to the model of higher education in the Soviet Union, and higher education in the South was influenced by the French and American models. After unification, the whole higher education system was built according to the model of higher education in the North, i.e the model of higher education of the Soviet Union.
The Soviet higher education system was influenced by French and German higher education and was shaped by a central planning economic model. It can be said that the Soviet system of higher education has the following main characteristics [Lam Quang Thiep, 2018].
1)             The university system is separate from the system of strong scientific research institutes, the top of which is the Soviet Academy of Sciences.
2)             Most universities are single-sector or single-discipline universities, even the Russian “univerxitet”  only include the natural sciences   social sciences and humanities, not including all field as the university of the West.
3)             The process of university training is usually seamless, 4 to 6 years, in a very narrow field. Postgraduate is two doctoral degrees: “candiđat nauk” and “doctor nauk”.
4)             Operating the system according to the central planning mechanism: enrollment targets, training expenses, and study programs are decided by the State, graduates are also assigned by the state to state-owned economic establishments, or state payrolls. 
The system of higher education of the Soviet Union was well developed, the system of strong research institutes also made important contributions to the development of military technology for the anti-fascist resistance, especially in launching the world's first artificial satellite in 1957 and space research. However, at the end of the Soviet era, the higher education system revealed many disadvantages, especially, the unemployment of students has been trained in a narrow area when the state-owned economic sectors and state-owned enterprises no longer need manpower. After the breakup of the Soviet Union, the Russian Federation reformed its higher education system, transforming the majority of universities into a multidisciplinary model, changing a seamless and narrow specialized training process into a multi-stage, broad-based process at the university stage, all innovations are aimed at doing for higher education system to meet the market economy. Following such directions, the Russian Federation has joined the “Bologna” process of innovating higher education in the EU, in order to build a system of higher education similar to the United States.
Vietnam's higher education system before the “doi moi” period was completely similar to the Soviet model described above.

2.    The policy of building national and regional universities in the 1990s
In the early 1990s, when the Government advocated building a number of strong universities for our country to serve the reforms process, Prime Minister Vo Van Kiet asked the Ministry of Education and Training to design these universities. At that request, the Ministry proposed to build two national universities in Hanoi and Ho Chi Minh City, three regional universities in Thai Nguyen, Hue and Da Nang in the model of a multidisciplinary university. [Association…, 2017]. In the Mekong Delta Can Tho University has maintained a multidisciplinary university model that existed before 1975.
Why propose a multidisciplinary university model?
Most 4-year higher education institutions in the United States and many Western countries are organized in a multidisciplinary university model, the most effective higher education model, for the following reasons. First, multidisciplinary universities will ensure good training in “liberal arts education” (or “general education”) programs [Lam Quang Thiep, 2018], the mainstream of higher education in the United States, because only in the university have enough qualified professors and lecturers to teach these educational programs well. Second, multidisciplinary universities have an advantage in research and social service, because today the major research topics are interdisciplinary subjects, and so does social service activities. Third, multidisciplinary universities include many different training disciplines that are easy to cope with the fluctuation of human resource needs of each field in the market economy.
Because of the advantages of the multidisciplinary university model, many countries have switched from a single-sector or single-disciplinary higher education institutions university to a multidisciplinary university. In the Russian Federation, most single- disciplinary universities in the former Soviet Union with the name "inxtitut" changed to a multidisciplinary model and renamed it "universitet" or "academia". In China, Peking University, which covers the fields of natural sciences and social sciences of the former Soviet Union, as well as Tsinghua University, which is a polytechnic university with a field of inductrial engineering,  have opened more fields to become multidisciplinary "universities" in the Western style [Lam Quang Thiep, 2018].

3.    From designing to implementation

The design was proposed for national and regional universities following the aforementioned multidisciplinary university model, but the implementation process did not go smoothly. In fact, in the early 1990s, most of our higher education institutions were very small in size, with the size of around 1,000 students, so the construction of multidisciplinary universities was largely implemented in the direction of merging a number of single-disciplinary higher education institutions. Difficulties arise mainly due to the opposition to the merger policy of the member higher education institutions, but actually because of the loss of "management seats". This difficulty arises not only for universities that are newly merged from single-sector and single-disciplinary higher education institutions, but also for institutions which were belong to an university before, such as "Hue University”, the one " was quite strong and stable before, it was divided into single-disciplinary institutions after 1975 following the model of higher education in the North. In order to deal with that difficulty, the organizers must promise to keep the position of member institutions, not change previous management positions, so that the regulation of organizing national and regional universities built on a “two-level” university model. According to this model, the activities in the member institutions  are almost the same, the connection between the member institutions is very loose, formalistic, and the top management of the "university" make a indirect intermediation management mechanism, like a small "ministry of higher education ". The practical model of national and regional universities has completely disabled the advantages of the multidisciplinary university model as mentioned in section 1 above. But the "two-level" mechanism of multidisciplinary universities has even been affirmed and attached to the concept of "university" in the Higher Education Law in 2012, only removed in the Higher Education Law in 2018.
Indeed, University”,
According to the Higher Education Law 2012:
“is a higher education institution consisting of a combination of colleges, universities, and scientific research institutes belonging to different professional fields, organized in two-levels, to train different levels of higher education.",
According to the Higher Education Law 2018:
“is a higher education institution that conducts research into many fields and is organized in accordance with this Law; university units unanimously implement common goals, missions and tasks”.
(italics highlighted by article author).

4.    Current situation and problems

The "two-level" model of national and regional universities, as mentioned above, neutralizes the advantages of the multidisciplinary university model, and raises many governance and management problems.
First of all, the member institutions are single-sector and single-disciplinary institutions  , which are loosely linked together, almost completely independent in terms of training, so the advantage of improving training quality for the Liberal education programs is not demonstrated. Also, in the field of research, social service and labor market response, the loose relationship between member institutions is difficult to create coordination to increase efficiency.
When commenting on the draft Law of higher education in our country, the note  of WB experts especially criticized the model of national universities (also the model of regional universities) [The World Bank team ..., 2018]. First of all they said it was the unique model only in Vietnam ("is unique to Vietnam") and not seen in any other country in the world ("We have not come across this set up in any country in the world”). In ordinary language, it is a "like no one" model in the world. They mentioned three similar models in the former Yugoslav Republic, in Côte d'Ivoire and in France, but all commented that all three were inferior to other models in the long run. According to them, the disadvantages are: “not taking full advantage of the existing talent, knowledge, and potential that are scattered in a large number of separate institutions. International experience shows that decentralized higher education institutions that operate like independent universities face major challenges to transform and enhance operations because each member university has a plan and its own priorities, not necessarily tied to the common goals of the university. The lack of integration makes them unable to create a core identity and a common sense of purpose. Without a shared vision, the task of designing and implementing an innovative development project for the entire university became impossible. Decentralized higher education institutions tend to become inefficient because of the duplication of courses and administrative structures. Teaching and research activities are still held within separate universities and faculties. Multidisciplinary efforts were prevented. Scientific and financial resources are not widely shared”. These remarks fully reflect the disadvantages of the two-level university model that we have repeatedly stated [Lam Quang Thiep, 2017, 2018].
For two national universities, this is the case, but the two national universities are "upgraded" in autonomy, no longer "under" the Ministry of Education and Training but under the Government, so the problem is not too serious. In the regional universities, the situation is worsening because they are still under the Ministry of Education and Training, their autonomy is lower, so until now many member institutions have expressed their desire to escape this model.  
5.    Some suggestions for solutions
The change of the definition of "University" in the  Higher Education Law  2018 compared to the  Higher Education Law 2012 mentioned in section 3 can be considered as a suggestion to overcome the problems of the national university and regional universities model. The definition in the  Higher Education Law  2018 has removed the concept of "two levels", that is, discourages the existence of intermediate management level of "university", a mechanism that causes many problems and contradictions. The new definition also emphasizes the "many fields" and "unified implementation of the goals, missions, common tasks" of the university, that is, the university regulation must create a coherent and unwavering cohesion, not like the current weak and formalistic form.
The disadvantages of the two-level university model are not only perceived by domestic higher education experts and managers, but also highlighted by international higher education experts, as noted above. Therefore, it is necessary to have a plan to adjust this model. Here are some of our recommendations, insiders have watched the progress of the construction of national and regional universities in the process of renovating higher education, and of higher education experts of the World Bank, to expect those responsible of the Government to choose.
In our opinion, it is better to build a real university model for national universities and regional universities, rather than a two-level university model. To do so, depending on the specific conditions, it is advisable to deal with a two-level university with one of two solutions: 1) Allow single-disciplinary member institutions to develop into “universities” and two-levels universities turn into a group of "universities" with not too closely linked in the style of "University of California" or "California State University" of the State of California, United States [Lam Quang Thiep, 2017]; 2) The two-level university transforms into a truly unique “university”, changing the intermediary coordination departments into a direct executive level, the entire “university” has a joint training program, as well as programs research and social service in close cooperation with each other, such as Can Tho University and some other multidisciplinary universities in our country.
In the above-mentioned World Bank's comments, the higher education experts of the World Bank also proposed solutions to change the model of national and regional universities as follows. As a preferred solution, they said that "in" university "there should be schools, institutes, faculties, not member universities within a university. The revised higher education law should create a meeting point to integrate member universities into a strong and unified "university" that leads to academic excellence and international recognition. Gradual restructuring will harmonize governance arrangements, and if well managed, it can bring important benefits, such as shared facilities and resources, and cooperation allows the university to unite to promote its comparative advantage and create an education in unprecedented ways”. They suggest another approach, which is lower priority, but still better than the status quo, is: “allow large university presidents to choose and appoint rectors of member universities and have full authority to distribute funds a policy for member universities, as well as the power to appoint senior academic and managerial positions in member universities.” Although expressed in a different way than our ideas above, the proposal of the higher education experts of the World Bank still expresses the desire for our national universities to be changed according to the model of unified "universities", closely linked to have opportunities for strong development.
The proposed solution above will be more effective if the spirit of university autonomy in the spirit of the Higher Education Law 2018 is thoroughly understood. In our country, the concept of "autonomy" of higher education institutions was first introduced in the Education Law in 1998. After that, an important tool to realize university autonomy is "university council". The first was included in the University Charter in 2003 and continuously affirmed in the Education Law and Higher Education Law afterwards. The "management owner-ministry" mechanism, an obstacle to the process of university autonomy, was stipulated in Article 3e of the Government's Resolution 14/2005 / NQ-CP of November 2, 2005, on renovating higher education. And most recently, the Higher Education Law 2018 also devoted Article 32 to regulate the autonomy and accountability of the "higher education institution", ie that of universities as well as member institutions, but these autonomies is bound by a quote that is "in accordance with the law legal regulations".
Historically, "university autonomy" has only been achieved through a long struggle process. Today the concept of "university autonomy" also reflects a process of power transition, so it will also be a continuing struggle process. Hopefully the Decree on guiding the implementation of the Higher Education Law is being drafted and other "legal regulations" will not disabling or diminish that autonomy, to ensure the strong development of higher education in our country.
Hà Nội, 11/2019
REFERENCE LIST

1.     Lâm Quang Thiệp, 2018. Mô hình đại học đa lĩnh vực và việc triển khai xây dựng ở nước ta. Tap chí Khoa học và Công nghệ - Tháng 2 năm 2018.
http://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/epaper/view-pdf.php?year=2018&no=3
2.     Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, 2017. Một số tư liệu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 1987-1997. NXB Giáo dục, 2017.
3.   Lâm Quang Thiệp, 2018. “Sự trở lại của giáo dục khai phóng”, Hội thảo “Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng", Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh 2/11/2018.
4.   Lâm Quang Thiệp, 2018. “Vấn đề mô hình của các đại học quốc gia và đại học vùng ở nước ta”, Hội thảo Giáo dục 2018 (VEC 2018), Hà Nội 17/8/2018.
5.     The World Bank team comments on Vietnam HE Law amendment draft, 29/4/2018.
6.     Lâm Quang Thiệp, 2017. Đại học đa lĩnh vực thành công trên thế giới, nhưng sao gặp "sự cố" ở ta? Giaoduc.net, 15/09/17.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Dai-hoc-da-linh-vuc-thanh-cong-tren-the-gioi-nhung-sao-gap-su-co-o-ta-post179666.gd
7.     Lâm Quang Thiệp, 2017.Đổi mới Giáo dục đại học – Thập niên đầu tiên”, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam – 27/9/2017. http://giaoduc.net.vn

_________________________________________



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHẦN MỀM VITESTA VÀ VIỆC PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Sách "ĐO LƯỜNG TRONG GIÁO DỤC - LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG"

Đổi mới giáo dục đại học - thập niên đầu tiên